Thuốc trừ sâu ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Cách phòng tránh ăn phải thực phẩm có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản làm gì khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu?
Bạn có bao giờ tự hỏi những bó rau xanh mướt trên bàn ăn của mình có thực sự an toàn? Mặc dù rau củ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng chúng cũng có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm ung thư, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng sinh sản. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về thuốc trừ sâu và các biện pháp phòng ngừa. Hãy cùng iFarm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để đưa ra những lựa chọn thông minh cho bữa ăn hàng ngày của mình.
1. Rủi Ro Sức Khỏe Khi Ăn Rau Có Chứa Dư Lượng Thuốc Diệt Cỏ Hoặc Thuốc Trừ Sâu?
Thuốc trừ sâu là hóa chất phổ biến trong ngành nông nghiệp, giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng, nấm, cỏ dại và các loài gây hại khác. Trước khi được phép sử dụng, mọi loại thuốc trừ sâu phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho con người như lưu lượng tồn dư được cho phép, tỉ lệ pha chế, thời gian được phép thu hoạch,... Kết quả kiểm tra cần được các chuyên gia phân tích để đánh giá mọi rủi ro liên quan. Tuy nhiên việc quản lý sử dụng thuốc trừ sâu hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập, ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới sức khỏe con người làm một vấn đề không thể xem nhẹ, càng nguy hiểm hơn khi tác hại của thuốc trừ sâu tồn dư trong thực phẩm thường không tác động luôn mà gây hại từ từ tới sức khỏe người tiêu thụ.
Hiện tại, có hơn 1000 loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên toàn cầu để bảo vệ thực phẩm khỏi hư hỏng và sâu bệnh. Mỗi loại thuốc trừ sâu sở hữu những đặc tính và tác dụng độc học riêng.
Nhiều loại thuốc trừ sâu thế hệ cũ, chẳng hạn như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) và lindane, là các thuốc rẻ hơn (không có bằng sáng chế) có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường đất và nước. Những hóa chất này đã bị cấm bởi nhiều quốc gia tham gia Công ước Stockholm năm 2001, một hiệp ước quốc tế tập trung vào việc loại bỏ hoặc hạn chế chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Mặc dù vậy, ngay cả các loại thuốc trừ sâu mới cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi hệ sinh thái.
Độc Tính Và Rủi Ro
Độc tính của thuốc trừ sâu tùy thuộc vào chức năng của từng loại thuốc và một số yếu tố khác. Thông thường, thuốc diệt côn trùng có xu hướng độc hại hơn so với thuốc diệt cỏ. Ngoài ra, các tác động của cùng một loại hóa chất có thể khác nhau ở các liều lượng khác nhau và phụ thuộc vào con đường tiếp xúc (chẳng hạn như nuốt, hít, hoặc tiếp xúc da).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.
2. Làm thế nào để hạn chế tồn dư chất hoá học trên thực phẩm?
Những mẹo này sẽ giúp bạn giảm dư lượng thuốc trừ sâu (cũng như bụi bẩn và vi khuẩn) trên thực phẩm bạn ăn:
3. Ngộ độc thuốc diệt cỏ - Xử trí như thế nào?
“Thời gian vàng” chỉ là 2 giờ đầu sau khi tiếp xúc phải thì bệnh nhân có cơ hội được cứu sống.
Các nguyên tắc ưu tiên khi xử trí bệnh nhân ngộ độc cấp nói chung, ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat nói riêng là đảm bảo thông thoáng đường thở, sau đó là các biện pháp hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
Tại nơi phát hiện ngộ độc:
Gây nôn: làm càng nhanh càng tốt, trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách cho bệnh nhân uống 200ml nước (100ml nước muối sinh lý với trẻ em), tiếp theo dùng một que dài một đầu quấn bông hoặc vải, bảo bệnh nhân há miệng, ngoáy que bông vào góc hàm kích thích nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 30ml (người lớn); 10-15ml ở trẻ em, sau 15 phút sẽ gây nôn.
Nếu bệnh nhân tiếp xúc qua mắt, da..., cần rửa da, rửa mắt liên tục với nhiều nước trong 15 phút, sau đó đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Nếu nhà quá xa cơ sở y tế, sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể:
Uống đất sét (nếu không có thì dùng đất thường): hấp phụ rất tốt paraquat, pha nước uống ngay; Than hoạt tính: 1g/kg/lần hoặc fuller’s earth: 1 - 2g/kg/lần, pha nước cho bệnh nhân uống rồi khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.