Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa

07:30 02/04/2020

Dọc mùng giàu chất xơ và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu ăn nhiều hoặc chế biến sai cách sẽ gây hại khôn lường, đặc biệt là các bệnh nhân gout.

Giới thiệu về dọc mùng

Rau dọc mùng còn gọi là môn thơm, tên khoa học là Alocasia indica, Alocasia odora. Dọc mùng có mặt trong nhiều món ẩm thực của người Việt như các món canh chua, món bún...

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Bên cạnh đó, cứ trong khoảng 100g dọc mùng thì chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng cũng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt... và một số chất khác có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol, cản trở quá trình hấp thu các chất này ở trong ruột.
Bẹ dọc mùng khô héo gọi là phùng thu can có tác dụng thanh nhiệt, giải chất béo rất tốt lại an toàn. Đối với thân và lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, giảm ho đờm khó thở, trừ giun… Rễ và củ của cây dọc mùng có thể phơi khô và chế biến thành bột trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da (phải được chế biến kỹ lưỡng và bài bản theo khoa học).

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dọc mùng

Chữa sởi ở trẻ em dùng 40g phùng thụ can sắc kỹ lấy nước cho trẻ uống.

Bệnh cảm sốt khi mới mắc, bắt đầu có ho hoặc thấy đau họng hoặc do ăn nhiều đồ béo khó tiêu: dùng phùng thụ can sắc kỹ thật đặc cho uống khi còn nóng. Ngoài ra phùng thu can có tác dụng phòng cảm cúm chạy vào trong làm bệnh nặng hơn. Các món ăn từ dọc mùng rất thích hợp đối với bệnh nhân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút...

Tác hại của dọc mùng

Tuy dọc mùng có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ra những nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn dọc mùng nấu canh chua.

Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn canh chua không có dọc mùng tỉ lệ tăng acid uric trong máu chỉ khoảng 15%, trong khi những người thường xuyên ăn canh chua dọc mùng có lượng acid uric trong máu cao hơn rất nhiều.

7/10 trường hợp bệnh nhân gout thường lên cơn đau kèm theo những triệu chứng của bệnh như sưng nóng đỏ các khớp sau các bữa ăn có món canh chua dọc mùng. Nhóm người này đều có hàm lượng axd uric cao hơn so với những người không ăn.

Như vậy, người đã bị bệnh gút hoặc đang đứng ở ranh giới báo động có nguy cơ bị bệnh gút thì nên kiêng món ăn khoái khẩu này nếu không muốn bệnh tình diễn biến theo chiều hướng nặng.

Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa

Dọc mùng thường được ăn kèm với các món như canh chua, sườn, bún bung, canh cá... cho thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, dọc mùng rất dễ bị ngứa nếu như trong quá trình sơ chế bạn không biết cách khắc phục. Những bí quyết được đầu bếp Việt Dũng chia sẻ sẽ giúp bạn làm sao để dọc mùng không còn bị ngứa.

  • Rửa sạch cây dọc mùng cho khỏi bùn đất. Tước bỏ phần xơ phía bên ngoài như tước vỏ chuối. Sau đó dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng (phần cong bên trong).
  • Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài, cắt dọc mùng theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối hạt và trộn đều, để khoảng 15 phút. Nên thái vát dọc mùng vì cây dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dọc mùng dễ vắt và dễ ngấm gia vị. Việc ngâm muối cũng giúp chúng bớt ngứa.
  • Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, rửa sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước. Bạn nên dùng găng tay nylon để vắt dọc mùng. Lúc này dọc mùng óp lại chỉ còn khoảng 1/4 so với ban đầu. Đun nước sôi để chần dọc mùng.
  • Dọc mùng ngâm 2 lần với nước muối pha đậm rồi ngâm xả vài lần với nước lạnh, đảm bảo sẽ hết ngứa.

Sưu tầm

help
phone
message
Bạn cần hỗ trợ ?×