Cây rau đay là thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, và chất nhờn giúp nhuận tràng, chống táo bón, ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp. Dưới đây là những công dụng của rau đay với sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.
Với thành phần dinh dưỡng vượt trội, rau đay mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng, kể cả trẻ em lẫn người lớn.
Trong các loại rau thì rau đay đứng đầu về hàm lượng sắt, đặc biệt là cây rau đay có thân màu tím đỏ. Cứ ăn 100g rau đay, bạn đã cung cấp cho cơ thể khoảng 7mg sắt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, phụ nữ sau sinh mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 lạng rau đay là đã đủ cung cấp nhu cầu sắt cho cả mẹ lẫn con. Người đang bị thiếu máu do thiếu chất sắt cũng nên tăng cường thực phẩm này trong thực đơn để tăng số lượng hồng cầu, giúp sản xuất đủ máu để đảm bảo cho mọi hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.
Chất nhớt trong rau đay chính là phương thuốc chống táo bón tuyệt vời. Khi được sử dụng, nó hoạt động bằng cách bôi trơn đường ruột, kích thích nhu động ruột co bóp thường xuyên hơn để đẩy thức ăn xuống đại tràng, giúp duy trì tần suất đi cầu đều đặn.
Ngoài ra, trong rau đay còn một số chất khác cũng có lợi cho tiêu hóa như:
Đây là một trong những công dụng của rau đay đối với phụ nữ sau sinh. Nhờ chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất, rau đây giúp kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa hơn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh muốn có nguồn sữa dồi dào cho con bú thì nên ăn rau đay thường xuyên liên tục trong vài tuần đầu sau sinh. Có thể dùng rau đay nấu với nõn tôm, cua đồng hoặc luộc ăn cả nước lẫn cái đều mang lại những lợi ích tương tự.
Xét trên phương diện y học cổ truyền, rau đay có đặc tính lợi tiểu và chứa nhiều nước nên có tác dụng thông tiểu bằng cách kích thích hoạt động tiểu tiện và tăng lưu lượng nước tiểu. Công dụng này của rau đay đặc biệt có lợi cho những người đang gặp phải vấn đề như tiểu rắt, bí tiểu, đau buốt khi đi tiểu.
Ngoài ra, đặc tính kháng viêm tự nhiên của rau đay còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm hiện tượng sưng viêm ở các bộ phận liên quan như thận, bang quang, ống dẫn nước tiểu mà hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ nào cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, rau đay có tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị nóng trong. Chính vì vậy, các bà nội trợ nên thường xuyên nấu món canh rau đay cho cả nhà ăn trong những ngày hè nóng nực để làm mát cơ thể, trị nóng trong, chống say nắng, giảm bức bối khó chịu trong người.
6. Nâng cao sức khỏe tim mạch
Phân tích thành phần của hạt rau đay, các nhà nghiên cứu tìm thấy một chất có hoạt tính trợ tim cao tên gọi là olitorisid. Chất này có tác dụng tương tự như strophantin, nó giúp ổn định nhịp tim, tăng sức co cơ tim.
Với tác dụng tuyệt vời này, những bệnh nhân đang có vấn đề về tim mạch nên thường xuyên ăn rau đay để cải thiện sức khỏe của bản thân.
Trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm có nguy cơ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao nếu bị thiếu hụt canxi. Sử dụng rau đay nhiều hơn khi nấu ăn cho bé chính là một cách đơn giản để bổ sung canxi cho bé, giúp trẻ phát triển cứng cáp và mọc răng đều đặn.
Không khó để lý giải cho tác dụng này bởi rau đay chứa rất nhiều canxi. Trong một lạng rau thì có chứa đến 182mg canxi. Người lớn ăn rau đay đều đặn 3 – 4 bữa trong tuần cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương, vôi hóa khớp…
Hẳn nhiều người sẽ rất bất ngờ khi nghe đến công dụng của rau đay trong điều trị rắn cắn. Thực phẩm này được dân gian sử dụng như một loại thuốc để sơ cứu vết thương trong tình huống nguy cấp khi chưa kịp tới bệnh viện.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bạn hái một nắm ngọn rau đay, một nắm dây kim cang và ngọn chuối tiêu. Tất cả rửa sạch, giã nát chắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống. Phần bã giữ lại đắp ngoài da chỗ bị rắn cắn, kết hợp băng ga-rô để ngăn chặn không cho nọc độc phát tán ra toàn bộ cơ thể.
Đối với những người bị hen suyễn, hạt rau đay có tác dụng tiêu đàm, giảm co thắt ở đường thở, chống phù thũng và chặn đứng cơn hen. Nhiều bệnh nhân luôn tích trữ hạt cây rau đay trong nhà để sắc uống đề phòng bệnh tái phát.
Chất nhầy trong rau đay có thể giúp chống lại các phản ứng viêm trong cơ thể nhờ chứa nhiều axit hữu cơ có ích như:
Những hoạt chất trên đều đã được chứng minh về khả năng kháng viêm. Mặc dù dược tính của chúng không mạnh bằng thuốc tây nhưng bù lại, các chất này sẽ giúp bạn phòng ngừa và chống lại bệnh tật một cách tự nhiên, an toàn hơn so với tân dược.
Cây rau đay ngoài việc sử dụng làm rau ăn hàng ngày còn có thể bào chế ra nhiều món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.
+ Trị nóng trong, táo bón, nhiệt miệng, giải nhiệt mùa hè:
Hái lá và ngọn rau đay rửa sạch, cắt nhỏ đem nấu chung với cua đồng thành canh ăn hàng ngày trong bữa cơm. Bên cạnh đó, có thể kết hợp nấu canh rau đay chung với các nguyên liệu khác cũng có tác dụng tương tự như mướp, mồng tơi, củ khoai sọ… ăn vài ngày liền sẽ thấy hiệu quả.