Những khó khăn trong sản xuất rau hữu cơ

05:34 03/07/2019

Rau hữu cơ là loại rau không bón phân hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích, chất bảo quản và biến đổi gen. Do đó, loại rau này đang được rất nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, do quy trình sản xuất rau hữu cơ rất khó áp dụng nên trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào sản xuất được loại rau này

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, quy trình xuất rau hữu cơ phải tuân thủ nguyên tắc vàng “5 không”: không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gen, không chất kích thích sinh trưởng và không sử dụng thuốc diệt cỏ. Đây là ưu điểm vì sản xuất rau hữu cơ thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, quy trình sản xuất này rất nghiêm ngặt, khó áp dụng. Theo ông Nguyễn Tá, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh: Rau là loại cây lấy mầm, lấy lá nên rất cần các loại phân bón vô cơ như đạm, lân, kali để giúp rau sinh khối, tăng năng suất. Trong khi đó, sản xuất rau hữu cơ lại không được phép sử dụng các loại phân này.


Đối với việc quản lý sâu bệnh, người sản xuất chỉ được phép xử lý bằng các chế phẩm sinh học, dùng thảo mộc, bẫy bả, trồng hoa dẫn dụ hoặc bắt thủ công. Đây là việc làm vô cùng khó khăn vì hiện nay, do sự biến đổi của khí hậu nên nhiều khi phun thuốc bảo vệ thực vật chưa chắc đã kiểm soát được các loại sâu bệnh. Do đó, khi việc kiểm soát sâu bệnh theo đúng quy trình không đạt hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng, dinh dưỡng, hình thức của các loại rau. Bà Lê Thị Lụa, xóm Bến Đò, xã Linh Sơn (Đồng Hỷ) cho biết: Quy trình sản xuất rau hữu cơ nghiêm ngặt, người trồng rau phải vất vả chăm bón cho rau nhưng do mẫu mã không đẹp nên chưa chắc giá bán rau sẽ cao hơn các loại rau sản xuất theo phương thức truyền thống. Bởi vậy, tôi không dám mạo hiểm sản xuất loại rau này.

Muốn sản xuất rau hữu cơ cần phải có phân chuồng, phân xanh. Hiện nay, việc cơ giới hoá nông nghiệp đã làm giảm đáng kể đàn vật nuôi, nhất đàn là trâu, bò (hiện toàn tỉnh chỉ có trên 100 nghìn con trâu, bò) nên người sản xuất rau không có nguyên liệu để ủ phân hữu cơ. Phân xanh cũng rất cần trong sản xuất rau hữu cơ. Nguồn nguyên liệu để ủ phân xanh là cây xanh, rơm, rạ. Tuy nhiên, tại các khu vực có diện tích trồng rừng, trồng lúa lớn của tỉnh, bà con đã quen với việc đốt thực bì, cây xanh ngay sau khi phát dọn, tỉa thưa rừng và đốt rơm, rạ ngay sau khi thu hoạch lúa. Bởi vậy, người sản xuất rau hữu có rất khó có thể tìm kiếm được nguồn cây xanh, mùn cưa, rơm, rạ... để ủ phân xanh. Thêm vào đó, do người trồng rau trong tỉnh đã quen với tập quán canh tác cũ như sử dụng phân vô cơ bón cho rau, phòng chống sâu bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật nên bà con chưa quen với việc dùng các chế phẩm như Emuniv, Emic để ủ phân hữu cơ

Một khó khăn nữa là kinh phí cấp chứng nhận cho sản phẩm rau hữu cơ rất tốn kém so với thu nhập của các nông hộ (khoảng vài trục triệu đồng/ha). Đây cũng chính là rào cản lớn khiến cho tỉnh ta chưa có sản phẩm rau hữu cơ được chứng nhận. Từ đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh có HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thượng Nung (Võ Nhai) đã tiệm cận được với quy trình sản xuất rau hữu cơ. Dù vậy, diện tích trồng rau không lớn (khoảng 5ha với 20 hộ dân tham gia) nên sản phẩm làm ra chưa nhiều. Hơn nữa, do chưa làm tốt khâu quảng bá sản phẩm nên người tiêu dùng vẫn chưa biết đến sản phẩm rau của HTX. Ông Tôn Đức Cường, thành viên Ban Chủ nhiệm HTX cho hay: Nếu có được cấp chứng nhận thì chưa chắc chúng tôi đã tìm được tiếng nói chung với người tiêu dùng. Nhiều năm nay, thực trạng “lập lờ đánh lận con đen” khiến cho người tiêu dùng chưa có niềm tin đối với các sản phẩm rau an toàn, trong đó có rau hữu cơ. Người mua vẫn luôn thường trực trong đầu câu hỏi: Giá bán là của rau an toàn, rau hữu cơ, nhưng chất lượng có thật sự an toàn. Vì lẽ đó, khách hàng hiện nay của chúng tôi chủ yếu là vẫn là những người quen, thân.

Ngoài những nguyên nhân trên, ông Nguyễn Tá cho rằng một trong những lý do khiến cho Thái Nguyên chưa sản xuất được rau hữu cơ là do chúng ta thiếu sự liên kết chuỗi , một hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Có nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh như Linh Sơn (Đồng Hỷ), Hùng Sơn (Đại Từ), Nhã Lộng (Phú Bình)… tỉnh ta có tiềm năng để phát triến các vùng sản xuất rau hữu cơ. Tuy nhiên để phát huy được thế mạnh này, trước mắt, tỉnh cần quy hoạch vùng sản xuất. Cùng với đó là thành lập tổ hợp tác, HTX sản xuất rau hữu cơ để cùng liên kết với nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp đó là tạo được nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ, phân xanh bón cho rau bằng cách thành lập được các tổ hợp tác, HTX vệ tinh chuyên thu gom và cung cấp nguyên liệu như rơm, rạ, mùn cưa… cho các đơn vị, các hộ dân sản xuất rau hữu cơ. Thành lập được các doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc cho người sản xuất rau hữu cơ. Một đòi hỏi vô cùng quan trọng nữa trong sản xuất rau hữu cơ là nhà sản xuất phải làm ăn nghiêm túc, có lương tâm và trách nhiệm để tạo dựng được uy tín bền vững với người tiêu dùng.

Trồng được rau sach, rau phát triển tốt thì điều quan trọng nhất là đất, bà con phải chọn được loại đất có đầy đủ chất dinh dưỡng, không có thành phần độc hại, thường xuyên chăm sóc và cải tạo đất. như vậy rau mới có thể được gọi là rau sạch

iFarm là trang trại kinh doanh DỊCH VỤ MẢNH VƯỜN - trồng rau theo yêu cầu.

Khách chọn các loại rau yêu thích, trang trại gieo trồng theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc hóa học. Cuối tuần, khách có thể đến vườn thu hoạch, câu cá, thả diều..., trải nghiệm cuộc sống nhà nông.

Sưu tầm

help
phone
message
Bạn cần hỗ trợ ?×